多功能媒体
 

 

Ngát hương sen Bảo Ngọc

Sau những năm tháng lao động ở nước ngoài, anh Nguyễn Văn Hợi (SN 1983), ở thôn Đông Phú, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã đưa nghề trồng sen về quê nhà. Vượt qua bao khó khăn khi khởi nghiệp, anh đã thành lập HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Bảo Ngọc và xây dựng thành công mô hình chế biến nhiều sản phẩm từ sen được tiêu thụ mạnh trên thị trường.
 
 

Ngát hương sen Bảo Ngọc

 

Sau những năm tháng lao động ở nước ngoài, anh Nguyễn Văn Hợi (SN 1983), ở thôn Đông Phú, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã đưa nghề trồng sen về quê nhà. Vượt qua bao khó khăn khi khởi nghiệp, anh đã thành lập HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Bảo Ngọc và xây dựng thành công mô hình chế biến nhiều sản phẩm từ sen được tiêu thụ mạnh trên thị trường.

 
 
 

Trồng sen lấy củ

 

Trên đường vào thăm mô hình sản xuất và chế biến sen của HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Bảo Ngọc (HTX Bảo Ngọc), ông Nguyễn Mạnh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Yên Dũng giới thiệu: “HTX Bảo Ngọc xây dựng mô hình sản xuất sen lấy củ đầu tiên và có quy mô lớn nhất tỉnh Bắc Giang.

Học tập mô hình này, nhiều nông dân và HTX trong, ngoài huyện đã mua giống về trồng thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với cây trồng khác”.

Mới đến đầu thôn đã nghe râm ran tiếng máy bơm nước trên cánh đồng. Dù thời tiết khá lạnh nhưng nhiều tốp nhân công vẫn trầm mình trong nước, thu hoạch củ sen trên những ô ruộng rộng hàng mẫu. Nhiều người ngỡ ngàng, bởi ai cũng nghĩ, trồng sen chỉ lấy hạt, lấy hoa,… và nghề trồng sen ở tận Đồng Tháp Mười hay một nơi xa xôi nào đó. Ít ai ngờ, nghề này lại phát triển ngay trên đồng đất quê mình.

 
 

Trồng sen lấy củ

Trên đường vào thăm mô hình sản xuất và chế biến sen của HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Bảo Ngọc (HTX Bảo Ngọc), ông Nguyễn Mạnh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Yên Dũng giới thiệu: “HTX Bảo Ngọc xây dựng mô hình sản xuất sen lấy củ đầu tiên và có quy mô lớn nhất tỉnh Bắc Giang.

Học tập mô hình này, nhiều nông dân và HTX trong, ngoài huyện đã mua giống về trồng thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với cây trồng khác”.

Mới đến đầu thôn đã nghe râm ran tiếng máy bơm nước trên cánh đồng. Dù thời tiết khá lạnh nhưng nhiều tốp nhân công vẫn trầm mình trong nước, thu hoạch củ sen trên những ô ruộng rộng hàng mẫu. Nhiều người ngỡ ngàng, bởi ai cũng nghĩ, trồng sen chỉ lấy hạt, lấy hoa,… và nghề trồng sen ở tận Đồng Tháp Mười hay một nơi xa xôi nào đó. Ít ai ngờ, nghề này lại phát triển ngay trên đồng đất quê mình.

 
 

Anh Nguyễn Văn Hợi bên những củ sen tươi vừa thu hoạch.

"Mong ước của tôi là phát triển sản phẩm từ cây trồng địa phương thành thương hiệu nổi tiếng, tiêu thụ tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Do đó, tôi chọn cây sen. Đây là cây gắn bó với nhiều vùng quê Việt Nam, lại chưa có người thâm canh lấy củ tại Bắc Giang. Ngoài lợi ích kinh tế, sen còn tạo cảnh quan đẹp, môi trường trong lành cho làng quê" - Anh Nguyễn Văn Hợi, Giám đốc HTX Bảo Ngọc.
 
 

Anh Nguyễn Văn Hợi bên những củ sen tươi vừa thu hoạch

"Mong ước của tôi là phát triển sản phẩm từ cây trồng địa phương thành thương hiệu nổi tiếng, tiêu thụ tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Do đó, tôi chọn cây sen. Đây là cây gắn bó với nhiều vùng quê Việt Nam, lại chưa có người thâm canh lấy củ tại Bắc Giang. Ngoài lợi ích kinh tế, sen còn tạo cảnh quan đẹp, môi trường trong lành cho làng quê" - Anh Nguyễn Văn Hợi, Giám đốc HTX Bảo Ngọc.

 
 

Thấy khách tìm hiểu về cách khai thác sen, anh Hợi giải thích: Củ sen giòn, dễ vỡ, lại được trồng trên chân ruộng sâu nên phải dùng vòi phun nước áp suất lớn vào gốc sen mới tách củ ra khỏi bùn được. Thu hoạch củ là khâu vất vả nhất, vì công nhân phải ngâm mình trong nước bùn, dù đã được trang bị bảo hộ lao động đặc biệt để người không bị ướt, lạnh. Bù lại, thu nhập của họ rất cao, nếu làm công nhật, thu nhập bình quân 500 nghìn đồng/người/ngày; nhận làm khoán có thể cao hơn.

Những củ sen màu trắng ngà bắt mắt, nối với nhau thành từng đoạn dài từ 50-80 cm, trông như chuỗi xúc xích, được nhân công chất trên thùng nhựa chuyên dụng chở về điểm phân loại, sơ chế ngay đầu thôn. Tại đây, sen thương phẩm được rửa sạch, đóng gói, giao cho các thương nhân hoặc đưa vào chế biến thành trà. Riêng củ sen giống giữ nguyên lớp bùn bao quanh, đóng kín trong thùng xốp hoặc đưa vào kho lạnh bảo quản. Vừa giục công nhân nhanh tay phân loại, đóng gói, anh Hợi vừa chia sẻ: “HTX đang thu hoạch nốt diện tích sen vụ đông. Sản lượng sen vụ này không nhiều nên mỗi ngày chỉ thu được khoảng 1,5 tấn, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, dù giá cao hơn vụ hè”. Hiện giá củ sen loại 1 dao động từ 30-35 nghìn đồng/kg; củ loại 2 từ 12-15 nghìn đồng/kg; sen giống 50 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, HTX thu lãi hơn 30%.

 
 

Thấy khách tìm hiểu về cách khai thác sen, anh Hợi giải thích: Củ sen giòn, dễ vỡ, lại được trồng trên chân ruộng sâu nên phải dùng vòi phun nước áp suất lớn vào gốc sen mới tách củ ra khỏi bùn được. Thu hoạch củ là khâu vất vả nhất, vì công nhân phải ngâm mình trong nước bùn, dù đã được trang bị bảo hộ lao động đặc biệt để người không bị ướt, lạnh. Bù lại, thu nhập của họ rất cao, nếu làm công nhật, thu nhập bình quân 500 nghìn đồng/người/ngày; nhận làm khoán có thể cao hơn.

Những củ sen màu trắng ngà bắt mắt, nối với nhau thành từng đoạn dài từ 50-80 cm, trông như chuỗi xúc xích, được nhân công chất trên thùng nhựa chuyên dụng chở về điểm phân loại, sơ chế ngay đầu thôn. Tại đây, sen thương phẩm được rửa sạch, đóng gói, giao cho các thương nhân hoặc đưa vào chế biến thành trà. Riêng củ sen giống giữ nguyên lớp bùn bao quanh, đóng kín trong thùng xốp hoặc đưa vào kho lạnh bảo quản. Vừa giục công nhân nhanh tay phân loại, đóng gói, anh Hợi vừa chia sẻ: “HTX đang thu hoạch nốt diện tích sen vụ đông. Sản lượng sen vụ này không nhiều nên mỗi ngày chỉ thu được khoảng 1,5 tấn, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, dù giá cao hơn vụ hè”. Hiện giá củ sen loại 1 dao động từ 30-35 nghìn đồng/kg; củ loại 2 từ 12-15 nghìn đồng/kg; sen giống 50 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, HTX thu lãi hơn 30%.

 

Ngoài sen tươi, HTX còn chế biến trà củ sen và trà lá sen. Việc chế biến trà do chị Nguyễn Thị Oanh, vợ anh Hợi đảm nhiệm. Chị Oanh chia sẻ, trà củ sen được chế biến từ sen loại 1. Cứ 6 kg củ tươi sẽ được 1 kg trà, sau 48 giờ sấy mới được 1 mẻ. Nếu để sen khô nhanh sẽ bị mất chất dinh dưỡng, giảm giá trị. Riêng trà lá sen chế biến đơn giản, chỉ sử dụng lá bánh tẻ, rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô rồi đưa vào sấy, đóng gói. Hiện các loại trà của HTX có giá bán khá cao

 
 
Sản phẩm "Trà củ sen Bảo Ngọc".

Ngoài sen tươi, HTX còn chế biến trà củ sen và trà lá sen. Việc chế biến trà do chị Nguyễn Thị Oanh, vợ anh Hợi đảm nhiệm. Chị Oanh chia sẻ, trà củ sen được chế biến từ sen loại 1. Cứ 6 kg củ tươi sẽ được 1 kg trà, sau 48 giờ sấy mới được 1 mẻ. Nếu để sen khô nhanh sẽ bị mất chất dinh dưỡng, giảm giá trị. Riêng trà lá sen chế biến đơn giản, chỉ sử dụng lá bánh tẻ, rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô rồi đưa vào sấy, đóng gói. Hiện các loại trà của HTX có giá bán khá cao 

 
 

Thành công nhờ kiên trì, học hỏi

Sau khi tham quan khu sản xuất, chế biến, anh Hợi mời mọi người nghỉ chân, rót trà củ sen mời khách. Ai cũng tấm tắc khen. Thấy khách hài lòng, anh Hợi tâm sự: “Để có các sản phẩm được thị trường chấp nhận, tin dùng, bản thân tôi, gia đình và HTX phải trải qua mấy năm lận đận, thua lỗ. Nếu không kiên trì, chắc chúng tôi không có thành quả như hôm nay”.

Anh Hợi kể, năm 2005, sau khi tốt nghiệp tại một trường trung cấp nghề, anh “đầu quân” cho Công ty cổ phần Sông Đà 5. Tháng 4/2008, anh xin nghỉ tại Công ty, đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2018, sau 10 năm lao động nơi xứ người, dù mức lương cao nhưng anh vẫn quyết định trở về địa phương lập nghiệp.

Trong lúc loay hoay chưa biết chọn việc gì, anh chợt nhớ ra nghề sản xuất sen phát triển mạnh ở Đài Loan, cho thu nhập cao nhưng tại Bắc Giang chưa có ai trồng. Vì thế, anh đã tìm gặp người bạn (quê huyện Tân Yên, trước đây từng sang Đài Loan làm nghề trồng sen) rủ nhau góp vốn làm ăn. Tháng 8/2018, các anh thuê 2 mẫu ao tại thôn Đông Phú trồng thử nghiệm.

Theo anh Hợi, sen lấy củ có 2 loại, thường gọi là sen ngọt và sen hương (hoa màu trắng), thâm canh 2 vụ/năm. Giá sen ngọt luôn cao hơn sen hương khoảng 5 nghìn đồng/kg. Sen dễ trồng, ít bị sâu bệnh, chỉ cần làm đất kỹ, bón phân chuồng là chính, hầu như không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc.

 
 

Thành công nhờ kiên trì, học hỏi

Sau khi tham quan khu sản xuất, chế biến, anh Hợi mời mọi người nghỉ chân, rót trà củ sen mời khách. Ai cũng tấm tắc khen. Thấy khách hài lòng, anh Hợi tâm sự: “Để có các sản phẩm được thị trường chấp nhận, tin dùng, bản thân tôi, gia đình và HTX phải trải qua mấy năm lận đận, thua lỗ. Nếu không kiên trì, chắc chúng tôi không có thành quả như hôm nay”.

Anh Hợi kể, năm 2005, sau khi tốt nghiệp tại một trường trung cấp nghề, anh “đầu quân” cho Công ty cổ phần Sông Đà 5. Tháng 4/2008, anh xin nghỉ tại Công ty, đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2018, sau 10 năm lao động nơi xứ người, dù mức lương cao nhưng anh vẫn quyết định trở về địa phương lập nghiệp.

Trong lúc loay hoay chưa biết chọn việc gì, anh chợt nhớ ra nghề sản xuất sen phát triển mạnh ở Đài Loan, cho thu nhập cao nhưng tại Bắc Giang chưa có ai trồng. Vì thế, anh đã tìm gặp người bạn (quê huyện Tân Yên, trước đây từng sang Đài Loan làm nghề trồng sen) rủ nhau góp vốn làm ăn. Tháng 8/2018, các anh thuê 2 mẫu ao tại thôn Đông Phú trồng thử nghiệm.

Theo anh Hợi, sen lấy củ có 2 loại, thường gọi là sen ngọt và sen hương (hoa màu trắng), thâm canh 2 vụ/năm. Giá sen ngọt luôn cao hơn sen hương khoảng 5 nghìn đồng/kg. Sen dễ trồng, ít bị sâu bệnh, chỉ cần làm đất kỹ, bón phân chuồng là chính, hầu như không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc.

 

Dù vậy, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nên 2 năm đầu trồng sen, các anh thua lỗ gần 600 triệu đồng. Nguyên nhân là các giống sen này không phù hợp với ao sâu, nhiều bùn, chỉ phù hợp với chân ruộng lúa (đất bùn pha cát). Năm 2020, các anh đã thuê thêm 30 mẫu ruộng lúa tại thôn Đông Phú để thâm canh. Nhờ tự tìm tòi, học hỏi và chọn đúng chân ruộng phù hợp, năng suất sen bình quân đạt gần 5 tạ/sào, bắt đầu có lãi.

“Làm ra củ sen đã khó, đến khi mang sản phẩm đi bán lại càng khó hơn. Vì rất nhiều người không biết là củ gì và cách chế biến thế nào. Nhưng nhờ kiên trì tiếp thị tại các chợ, siêu thị trong, ngoài tỉnh và quảng cáo trên mạng xã hội, sản phẩm của chúng tôi dần được tiêu thụ thuận lợi”, anh Hợi nói.

Nâng tầm sản phẩm địa phương

Do đã tìm ra quy trình chăm sóc, tự nhân giống và xây dựng được thị trường tiêu thụ nên năm 2021, anh Hợi tách ra làm riêng. Được gia đình ủng hộ, anh tự tin vay vốn, mở rộng sản xuất. Nhận thấy, nếu chỉ dừng lại ở mô hình kinh tế hộ cá thể thì sản phẩm làm ra khó cạnh tranh, lại không nhận được nhiều hỗ trợ của Nhà nước trong việc vay vốn, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường, tháng 5/2022, anh Hợi đã thành lập HTX Bảo Ngọc.

 

Dù vậy, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nên 2 năm đầu trồng sen, các anh thua lỗ gần 600 triệu đồng. Nguyên nhân là các giống sen này không phù hợp với ao sâu, nhiều bùn, chỉ phù hợp với chân ruộng lúa (đất bùn pha cát). Năm 2020, các anh đã thuê thêm 30 mẫu ruộng lúa tại thôn Đông Phú để thâm canh. Nhờ tự tìm tòi, học hỏi và chọn đúng chân ruộng phù hợp, năng suất sen bình quân đạt gần 5 tạ/sào, bắt đầu có lãi.

“Làm ra củ sen đã khó, đến khi mang sản phẩm đi bán lại càng khó hơn. Vì rất nhiều người không biết là củ gì và cách chế biến thế nào. Nhưng nhờ kiên trì tiếp thị tại các chợ, siêu thị trong, ngoài tỉnh và quảng cáo trên mạng xã hội, sản phẩm của chúng tôi dần được tiêu thụ thuận lợi”, anh Hợi nói.

 

Nâng Tầm Sản Phẩm Địa Phương

Do đã tìm ra quy trình chăm sóc, tự nhân giống và xây dựng được thị trường tiêu thụ nên năm 2021, anh Hợi tách ra làm riêng. Được gia đình ủng hộ, anh tự tin vay vốn, mở rộng sản xuất. Nhận thấy, nếu chỉ dừng lại ở mô hình kinh tế hộ cá thể thì sản phẩm làm ra khó cạnh tranh, lại không nhận được nhiều hỗ trợ của Nhà nước trong việc vay vốn, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường, tháng 5/2022, anh Hợi đã thành lập HTX Bảo Ngọc.

 
 

Từ vài mẫu sen ban đầu, trồng 1 vụ, năm 2022, HTX đã trồng hơn 60 mẫu (trong đó có 20 mẫu trồng gối vụ). Tổng sản lượng sen đạt 550 tấn, doanh thu hơn 13 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 4 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập cho hàng chục lao động.

Đầu năm 2023, HTX đã thuê thêm 20 mẫu ruộng tại Bắc Ninh, nâng tổng diện tích sen lên hơn 64 mẫu. Anh Hợi nói trong niềm vui: “Hiện gia đình tôi đã trả hết khoản nợ gần 3 tỷ đồng vay từ những năm trước để phát triển sản xuất. Đồng thời đầu tư khoảng 3 tỷ đồng mua sắm ô tô tải, máy cày, máy sấy, máy bơm nước cùng nhiều thiết bị phục vụ sản xuất khác”.

Vừa qua, HND huyện và xã Xuân Phú đã tư vấn, hỗ trợ HTX Bảo Ngọc hoàn thiện hồ sơ đăng ký chất lượng cho sản phẩm “Trà củ sen Bảo Ngọc” để tham gia phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2023. Các mặt hàng còn lại, HTX sẽ đăng ký tham gia chương trình OCOP trong thời gian tới.

Lúc chia tay, tiễn chúng tôi ra đến đầu làng, anh Hợi tặng mỗi người một ít sản phẩm chế biến từ sen để dùng thử và quảng bá cho HTX. Trong mắt anh lấp lánh niềm vui khi nhìn về những ruộng sen mới trồng, cây đã lên lá xanh non.

 
 

Từ vài mẫu sen ban đầu, trồng 1 vụ, năm 2022, HTX đã trồng hơn 60 mẫu (trong đó có 20 mẫu trồng gối vụ). Tổng sản lượng sen đạt 550 tấn, doanh thu hơn 13 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 4 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập cho hàng chục lao động.

Đầu năm 2023, HTX đã thuê thêm 20 mẫu ruộng tại Bắc Ninh, nâng tổng diện tích sen lên hơn 64 mẫu. Anh Hợi nói trong niềm vui: “Hiện gia đình tôi đã trả hết khoản nợ gần 3 tỷ đồng vay từ những năm trước để phát triển sản xuất. Đồng thời đầu tư khoảng 3 tỷ đồng mua sắm ô tô tải, máy cày, máy sấy, máy bơm nước cùng nhiều thiết bị phục vụ sản xuất khác”.

Vừa qua, HND huyện và xã Xuân Phú đã tư vấn, hỗ trợ HTX Bảo Ngọc hoàn thiện hồ sơ đăng ký chất lượng cho sản phẩm “Trà củ sen Bảo Ngọc” để tham gia phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2023. Các mặt hàng còn lại, HTX sẽ đăng ký tham gia chương trình OCOP trong thời gian tới.

Lúc chia tay, tiễn chúng tôi ra đến đầu làng, anh Hợi tặng mỗi người một ít sản phẩm chế biến từ sen để dùng thử và quảng bá cho HTX. Trong mắt anh lấp lánh niềm vui khi nhìn về những ruộng sen mới trồng, cây đã lên lá xanh non.